Cách nhận diện các loại giấy in mã vạch phổ dụng nhất hiện nay

Nhận diện giấy mã vạch theo nhãn hiệu

Khi doanh nghiệp phát triển, bạn càng có xu hướng sử dụng tem nhãn mã vạch nhiều hơn. Tùy vào ngành nghề kinh doanh của mình mà bạn chọn ra những loại giấy decal phù hợp nhằm phát huy công năng của tem nhãn, cũng như tối ưu hóa chi phí kinh doanh. Dưới đây, chúng tôi sẽ liệt kê các loại giấy in mã vạch được sử dụng rộng rãi hiện nay. Qua đó bạn sẽ tự nhận thấy loại nào sẽ phù hợp để ứng dụng cho hàng hóa của mình.

Nhận diện giấy in mã vạch dựa trên quy cách

Đối với khách hàng, khi mua giấy decal họ thường tư duy trực quan, hoặc theo mục đích sử dụng. Do vậy, giấy in mã vạch được gọi tên theo quy cách hàng hóa hoặc theo ứng dụng công việc:

Giấy in mã vạch 1 tem

Giấy in này có cả 2 loại cảm nhiệt và truyền nhiệt:

– Giấy decal cảm nhiệt 1 tem/hàng thường được dùng để in mã vạch cho shop bán lẻ. In tem nhãn cân điện tử trong siêu thị, cỡ tem phổ biến là 40x30mm và 58x40mm.

– Trong khi đó, giấy decal truyền nhiệt 1 tem thường có cỡ tem lớn hơn, cỡ thông dụng là 102x152mm (4″x6″). Loại giấy này hay được các cơ sở sử dụng để in tem vận chuyển và dán lên thùng carton.

Nhận diện giấy mã vạch dựa trên quy cách
Nhận diện giấy mã vạch dựa trên quy cách

Giấy in mã vạch 2 tem

Về chất liệu, giấy decal cuộn 1 hàng 2 tem có cả loại decal chuyển nhiệt lẫn cảm nhiệt. Cỡ tem phổ biến của giấy decal 2 tem/hàng là 46x34mm, 50x30mm, 35×22 mm, với các khổ giấy 75mm, 105mm, 110mm và chiều dài là 30m, 50m, 100m.

Giấy in mã vạch 3 tem

Giấy decal cuộn 1 hàng 3 tem được sử dụng rộng rãi trong bán lẻ nên có tên gọi thay thế là “giấy decal 3 tem siêu thị”. Cỡ tem phổ biến nhất của loại decal 3 tem là 35x22mm, khố giấy là 110mm, độ dài cuộn là 50m (~6000 tem), 100m (~12.000 tem), và 150m (~18.000 tem).

Nhận diện giấy in mã vạch theo đặc tính 

Keo vĩnh cửu: có độ bám dính tốt trên mọi bề mặt thông thường từ giấy nilon đến bìa carton.

– Keo đông lạnh: là loại keo đặc biệt dán lên các sản phẩm bảo quản trong môi trường đông lạnh.

– Keo bóc được: có độ bám dính tương đối tốt nhưng vẫn có khả năng bóc tách khỏi bề mặt mà không để lại vết keo, ngay cả khi tem đã được dán từ lâu.

– Tem mờ: Loại decal chuyển nhiệt mịn, cán mờ, hay được sử dụng để ghi nhãn hộp bao bì carton và pallet giúp nhận dạng sản phẩm trong quá trình kiểm kho, xuất nhập kho, bốc dỡ và bốc xếp hàng hóa.

– Tem nhám: Loại tem chuyển nhiệt có độ bóng vừa phải, độ bám tốt, được sử dụng rộng rãi trên thị trường.

– Tem lốp: Loại tem chuyên dụng dán lên bề mặt các loại lốp xe.

Nhận diện giấy mã vạch theo đặc tính
Nhận diện giấy mã vạch theo đặc tính

Nhận diện giấy in mã vạch theo nhãn hiệu

Cuối cùng là yếu tố thương hiệu, một số nhà kinh doanh có thói quen gọi giấy decal in tem nhãn theo tên nhà sản xuất.

Thị trường giấy in tem nhãn mã vạch tại Việt Nam đang chứng kiến sự hiện diện của nhiều thương hiệu giấy hàng đầu là Fasson của Avery Dennison (Mỹ), UPM (Phần Lan), Lintec (Nhật). Đây đều là những thương hiệu giấy decal hàng đầu thế giới nên sự khác biệt về chất lượng hầu như không có. Nếu có chỉ là sự khác biệt về giá cả. Tất cả các thương hiệu trên đều có nhà máy sản xuất tại Việt Nam nên doanh nghiệp Việt ngày nay có thể ứng dụng tem nhãn mã vạch trong quản lý với chi phí rẻ chưa từng thấy.

Nhận diện giấy mã vạch theo nhãn hiệu
Nhận diện giấy mã vạch theo nhãn hiệu

Bài viết này chúng tôi đã chia sẻ tới khách hàng thông tin về các loại giấy in mã vạch. Nếu khách hàng có nhu cầu sử dụng hãy liên hệ với Biên Hòa BHS để được tư vấn và lựa chọn sản phẩm phù hợp.

CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ & IN ẤN BIÊN HÒA BHS

Hotline: 0251.6277779 – 0839929779

Địa chỉ: – 17A – Tổ 10, KP 5, P. An Bình, TP. Biên Hòa, Đồng Nai

              – 59/29 Vũ Hồng Phô, KP 2, P. Bình Đa, TP. Biên Hòa, Đồng Nai

Email: inanbhs@gmail.com

Website: thietkeinangiatot.com

Fanpage: Thiết kế và in ấn giá rẻ Biên Hòa

Xem thêm: 

Các loại giấy in tem phổ dụng nhất hiện nay

Lợi ích của tem in mã vạch có thể bạn chưa biết

Trả lời